Dịch vụ tư vấn ly hôn

Chồng nuôi dạy con không tốt, vợ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, tòa xử thắng kiện

Nhiều người nghĩ rằng, người nào được Toà án trao cho quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn thì người đó có quyền nuôi con mãi mãi. Trên thực tế, nếu người trực tiếp nuôi con không thể chăm sóc và nuôi dưỡng con tốt, đối phương có thể kiện ra Tòa yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Vụ việc cụ thể sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

1. Tóm tắt bản án

Vụ việc thuộc Bản án ly hôn số 02/2016/HNGĐ-ST do Tòa án nhân dân thị xã An Khê tỉnh Gia Lai đã giải quyết. Nguyên đơn là chị Ngô Thị Thúy H, sinh năm 1989. Địa chỉ: Thôn HP, xã CA, huyện ĐP, tỉnh Gia Lai. Bị đơn là anh Võ Minh H1, sinh năm 1984. Địa chỉ: Tổ S, phường TS, thị xã AK, tỉnh Gia Lai.

Nguyên đơn là chị Ngô Thị Thúy H trình bày như sau:

Chị và anh Võ Minh H1 trước đây là vợ chồng, nhưng đã được Tòa án nhân dân huyện ĐP, tỉnh Gia Lai giải quyết cho ly hôn. Khi ly hôn, Tòa án giải quyết giao cháu Võ Ngọc H2, sinh ngày 03/6/2009 cho chị H nuôi dưỡng, giao cháu Võ Thanh H3, sinh ngày 13/10/2012 cho anh Võ Minh H1 nuôi dưỡng. Tuy nhiên, anh H1 không quan tâm chăm sóc cháu H3 chu đáo mà thường xuyên đánh đập, la mắng cháu H3. Đồng thời, anh H1 cũng không trực tiếp nuôi dưỡng cháu H1 mà do gia đình chị đón cháu về nuôi dưỡng, cho đi học. Vì vậy, chị H khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thay đổi người nuôi con, giao cháu H3 cho chị H trực tiếp chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng và không yêu cầu anh H1 phải cấp dưỡng nuôi con.

Bị đơn là anh Võ Minh H1 trình bày như sau:

Về việc ly hôn và phân chia quyền nuôi con như chị H trình bày. Tuy nhiên, quá trình chăm sóc con, anh vẫn quan tâm chăm sóc cháu H3 chu đáo. Bản thân anh có đầy đủ điều kiện để nuôi dưỡng cháu H3. Trong khi đó, chị H hiện nay đi làm xa, chưa có nhà cửa ổn định. Vì vậy, anh H1 không đồng ý giao cháu H3 cho chị H nuôi dưỡng.

TÒA ÁN NHẬN ĐỊNH:

Sau khi ly hôn, Tòa án giao anh Võ Minh H1 trực tiếp nuôi dưỡng cháu Võ Thanh H3 nhưng thực tế cháu H3 vẫn còn chung hộ khẩu với chị H. Hiện nay cháu đang được chị H nuôi dưỡng. Đồng thời, chị H cung cấp được chứng cứ trong thời gian anh H1 đưa cháu H3 về sống thì đã có hành vi đánh đập cháu H3 bị Công an phường TS, thị xã AK lập biên bản vi phạm hành chính. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của chị Ngô Thị Thúy H là có căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 84 của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Ngoài ra, chị Ngô Thị Thúy H hiện nay có việc làm, thu nhập và có chỗ ở ổn định, đủ điều kiện trực tiếp chăm nom, nuôi dưỡng và giáo dục con, cháu H3 được cũng trình bày nguyện vọng muốn ở với chị H.

TÒA ÁN QUYẾT ĐỊNH:

2. Nhận định của Luật sư

Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con của chị H là có căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

  1. a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  2. b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử thấy rằng sau khi ly hôn Tòa án đã giao cho anh H1 trực tiếp nuôi dưỡng cháu H3, nhưng thực tế cháu H3 vẫn còn hộ khẩu chung với chị H, hiện nay được chị H nuôi dưỡng và cho đi học. Đồng thời, chị H cũng cung cấp được những chứng cứ trong thời gian anh H1 đưa cháu H3 về chung sống với anh H1 thì anh H1 đã có hành vi đánh đập cháu H3 và bị Công an phường lập biên bản vi phạm hành chính và đã xử phạt hành chính. Bên cạnh đó, chị H hiện nay có việc làm, chỗ ở và thu nhập ổn định, đủ điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con và đặc biệt cháu H3 (sinh ngày 13/10/2012) cũng có mong muốn được ở với chị H.

Vì thế, TAND thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai đã ra Bản án số 04/2019/HNGĐ-ST vào ngày 31/01/2019 quyết định giao cháu H3 cho chị H trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng và không yêu cầu anh H1 phải cấp dưỡng nuôi con.

Những chứng cứ chị H thu thập được đã chứng minh anh H1 có tư cách đạo đức không tốt, không những không làm tròn nghĩa vụ của người cha trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu H3 mà còn có những hành vi bạo lực, đánh đập chính con ruột của mình. Nếu tiếp tục để cháu H3 cho anh H1 nuôi dưỡng thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đạo đức, nhân cách của cháu.

Hơn nữa, điều quan trọng là cháu H3 cũng muốn được ở với mẹ vì dù sao anh em ruột thịt ở cùng với nhau sẽ tốt hơn rất nhiều, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt hằng ngày cũng như việc học tập. Bên cạnh đó, việc anh H1 trình bày chị H hiện nay chưa có nhà cửa ổn định là không đúng vì theo như chị H nói thì gia đình chị đã đưa cháu H3 về ở xã CA, huyện ĐP cho nuôi dưỡng, đi học nên lời trình bày của anh H1 là không đúng sự thật và không có căn cứ với mục đích được tiếp tục nuôi dưỡng cháu H3.

Đối với tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn này, chị H đã biết cách đưa ra những chứng cứ cho thấy anh H3 không nuôi dưỡng, chăm sóc con tốt. Chị cũng đã chứng minh được anh H1 đã sai khi cho rằng chị không đủ điều kiện nuôi cháu H3 vì không có chỗ ở ổn định. Vì thế, chị đã giành được quyền nuôi con. Tòa án phán quyết quyền nuôi con dựa trên cơ sở đảm bảo lợi ích mọi mặt cho con. Do đó, nếu muốn thay đổi quyền nuôi con, bạn cần nắm rõ các quy định của pháp luật từ đó có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình.

Với 10 năm kinh nghiệm giải quyết các vụ việc thực tế trong lĩnh vực luật hôn nhân và gia đình, các luật sư và chuyên viên pháp lý của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự sẽ giúp bạn chiếm được lợi thế tối đa khi yêu cầu ly hôn nói chung và trong cuộc chiến giành quyền nuôi con nói riêng. Nếu có nhu cầu tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn ly hôn, hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline tư vấn miễn phí 24/24: 0917894567 – Hotline: 1900 599992 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất.

Facebook Comments
Chồng nuôi dạy con không tốt, vợ yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, tòa xử thắng kiện
Rate this post