Trong phiên tòa xử ly hôn, vắng mặt bị đơn khi ly hôn đơn phương liệu quá trình xét xử có bị ảnh hưởng không? Những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp qua một tình huống cụ thể dưới đây.
1. Tóm tắt tình huống
Vụ án thuộc Bản án số: 42/2018/HNGĐ-ST do Tòa án Nhân dân huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giải quyết.
Nguyên đơn là Chị Nguyễn Thị T, sinh năm 1985
Bị đơn là Anh Tống Văn M, sinh năm 1980 (vắng mặt)
Con chung: Tống Nguyễn Anh T, sinh ngày 12/02/2018
Cùng địa chỉ: Tổ 4, khu phố 4, thị trấn A, huyện PQ, tỉnh KG.
Chị Nguyễn Thị T trình bày như sau: Chị và anh Tống Văn M đăng ký kết hôn ngày 01/6/2017. Trong quá trình chung sống, hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn do bất đồng quan điểm. Anh M không lo tu chí làm ăn lại đánh bạc, số đề, không lo cho gia đình. Chị đã nhiều lần khuyên bảo nhưng anh M vẫn không sửa đổi. Tháng 11/2017, chị đã làm đơn xin ly hôn.
Chị T yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau:
- Về tình cảm: chị muốn ly hôn với anh M.
- Về con chung: Chị T yêu cầu được nuôi dưỡng con chung đến tuổi trưởng thành. Không yêu cầu anh M cấp dưỡng nuôi con.
- Về tài sản và nợ chung: Chị không yêu cầu Tòa án giải quyết.
Bị đơn là anh Tống Văn M vắng mặt tại phiên tòa và trình bày trong bản tự khai như sau: Quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng cũng như tài sản và con chung như chị T đã trình bày. Tuy nhiên, anh hứa sẽ sửa đổi tất cả để vợ chồng đoàn tụ, hàn gắn tình cảm cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Tòa án nhận định như sau: Anh Tống Văn M – bị đơn đã được Tòa án
triệu tập hợp lệ đến các phiên họp hòa giải và phiên tòa xét xử nhưng anh M đều không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa. Sau khi triệu tập hợp lệ lần thứ 2 đến phiên xét xử, anh M vẫn vắng mặt, Hội đồng xét xử thống nhất xét xử vắng mặt anh Tống Văn M.
QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:
- Chấp nhận cho chị Nguyễn Thị T được ly hôn với anh Tống Văn M.
- Về con chung: Giao cháu Tống Nguyễn Anh T cho chị Nguyễn Thị T tiếp tục nuôi dưỡng đến tuổi trưởng thành.
- Về nghĩa vụ cấp dưỡng: Chị T không yêu cầu, Hội đồng xét xử không xét.
- Về quan hệ tài sản và công nợ chung: Không yêu cầu giải quyết, Hội đồng xét xử không xem xét.
2. Nhận định của luật sư
Điểm đặc biệt của vụ án ly hôn đơn phương này là Sự vắng mặt của bị đơn (anh Tống Văn M) trong các buổi hòa giải và tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án.
Nhiều người hiện nay vẫn nghĩ rằng, nếu bị đơn trong vụ án ly hôn vắng mặt tại phiên tòa thì Tòa sẽ không tiến hành xét xử. Tuy nhiên, qua vụ việc này có thể thấy: Sau khi đã triệu tập hợp lệ 2 lần anh M (bị đơn) đến các buổi xét xử nhưng cả 2 lần anh M đều không có mặt, Tòa án vẫn xét xử vụ án dù chỉ có chị T (nguyên đơn) tham dự. Ở đây, Tòa đã căn cứ điểm b khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
…
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
Đối với các vụ án ly hôn có sự vắng mặt của đương sự, cần chú ý tới lý do vắng mặt. Trong trường hợp trên, nếu Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà anh M vẫn vắng mặt nhưng lại có đơn xin hoãn phiên tòa vì lí do khách quan, lí do bất khả kháng (như do thiên tai, tai nạn,…) thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa (căn cứ khoản 2 điều 227 BLTTDS 2015). Vì Luật quy định là có thể hoãn phiên tòa mà không quy định là bắt buộc phải hoãn, nên cũng có những trường hợp dù thực sự vắng mặt do có trở ngại khách quan hay vì sự kiện bất khả kháng Tòa án vẫn tiến hành xét xử bình thường.
Có thể thấy, không phải vụ án ly hôn nào cũng có trình tự giải quyết giống hết nhau. Đôi khi, trong phiên tòa thường có những sự kiện mới phát sinh mà bạn không thể nắm bắt và biết được ở giai đoạn trước đó. Vì vậy, lời khuyên của luật sư dành cho bạn là phải luôn cố gắng để có mặt tại phiên tòa, để có thể nêu ý kiến hoặc xuất trình chứng cứ có lợi cho mình. Muốn như vậy, phải hiểu luật, biết được quy trình xét xử 1 vụ án, khi nào Tòa án buộc phải hoãn để bạn tham gia phiên tòa…
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng nắm được rõ các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề cụ thể của mình. Ngoài ra, cần phải có các giấy tờ, căn cứ chứng minh việc không thể có mặt tại phiên tòa là do sự kiện bất khả kháng hoặc những trở ngại khách quan thì Tòa án mới hoãn phiên tòa. Do đó, để quyền lợi của mình không bị ảnh hưởng, bạn hãy tìm đến luật sư để tư vấn và đồng hành cùng với bạn trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.
Luật sư càng tham gia vào vụ việc của bạn sớm đến đâu, thời gian giải quyết sẽ càng nhanh chóng hơn và đảm bảo quyền lợi cho bạn hơn. Trường hợp phải đối mặt với một vụ án ly hôn đơn phương hoặc bất kỳ những rắc rối nào khác liên quan đến pháp luật hôn nhân gia đình, hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline: 1900 599992 hoặc Zalo: 091 789 4567 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.
Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự tự hào có 10 năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án ly hôn nói riêng và những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình nói chung.
>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt
Từ việc tham gia vào các vụ án trong thực tế, các luật sư của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự đã tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm quý giá giúp khách hàng giải quyết vụ việc nhanh chóng hơn, đảm bảo mọi quyền lợi cho khách hàng.
Bằng sự chuyên nghiệp, tận tâm của toàn thể đội ngũ luật sư, làm hài lòng mọi khách hàng, hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và có lợi nhất là cam kết của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự!