Nga là một trong những quốc gia có tỷ lệ ly hôn cao nhất thế giới. Theo dữ liệu thống kê năm 2011 thì tỷ lệ ly hôn ở Nga là 51%, tức là cứ 2 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn. Vậy hệ thống pháp luật ở Nga quy định như thế nào về việc ly hôn? Pháp luật ly hôn ở Nga quy định khác gì pháp luật Việt Nam về việc phân chia tài sản và quyền nuôi con? Mời bạn tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời!
1. Khái quát chung về luật ly hôn ở Nga
Pháp luật cho phép các cặp vợ chồng ly hôn khi cuộc hôn nhân đã tan vỡ không thể cứu vãn được và hai bên không còn lý do để tiếp tục chung sống với nhau. Trong một số trường hợp, nếu xét thấy cần thiết Tòa án sẽ cho các bên thêm thời hạn 03 tháng để hoà giải.
Những trường hợp pháp luật không cho phép người chồng được ly hôn là:
- Khi người vợ đang mang thai;
- Khi có con nhỏ hơn 01 tuổi.
Ngoài ra, Tòa án ở Nga sẽ từ chối giải quyết vụ việc ly hôn nếu nguyên đơn đã nộp đơn xin ly hôn ở một quốc gia khác.
Chi phí nộp đơn ly hôn ở Nga khá thấp so với các quốc gia khác, chỉ cần 400 Rúp (tương đương với khoảng 142.000 VNĐ) cho một lần nộp đơn ly hôn ở Nga.
Luật Gia đình Nga thừa nhận hai loại ly hôn là ly hôn theo thủ tục hành chính và ly hôn theo thủ tục tư pháp:
- Ly hôn theo thủ tục hành chính: thủ tục này thường được áp dụng đối với các cặp vợ chồng chưa có con và đã cả hai đạt được những thỏa thuận chung. Việc ly hôn theo thủ tục này cần được đăng ký với Phòng quản lý hộ tịch địa phương và giấy chứng nhận ly hôn sẽ được cấp trong vòng một tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Ly hôn theo thủ tục tư pháp: thủ tục này được áp dụng trong trường hợp một trong hai bên không đồng ý ly hôn. Khi đó, Toà án sẽ giúp các bên giải quyết các vấn đề về quyền nuôi con, mức cấp dưỡng và quyền tài sản.
1.1. Ly hôn theo thủ tục hành chính
Việc ly hôn theo thủ tục hành chính được điều hành bởi Thẩm phán hòa giải. Thủ tục này được áp dụng trong các trường hợp:
- Cặp vợ chồng muốn ly hôn không có con và cả hai đều đồng ý ly hôn;
- Một trong hai bên đang chấp hành hình phạt tù đã được ít nhất 3 năm hoặc đã được Tòa án tuyên bố mất tích.
Việc ly hôn theo thủ tục hành chính thường kéo dài một tháng.
1.2. Ly hôn theo thủ tục tư pháp
Khi một cặp vợ chồng muốn ly hôn không thuộc một trong các trường hợp được ly hôn theo thủ tục hành chính thì họ buộc phải tiến hành việc ly hôn theo thủ tục tư pháp. Khi đó, một trong hai vợ chồng phải nộp đơn khởi kiện lên Tòa án để bắt đầu thủ tục ly hôn. Toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn theo thủ tục tư pháp là Tòa án cấp quận. So với thủ tục ly hôn hành chính, việc thực hiện thủ tục ly hôn này tốn nhiều thời gian hơn, thường kéo dài từ 03-06 tháng.
Một điểm đặc biệt trong khi thực hiện thủ tục này là pháp luật bắt buộc hai bên phải có đại diện pháp lý khi tham gia phiên toà. Vì vậy, khi quyết định ly hôn theo thủ tục tư pháp, các cặp vợ chồng ở Nga phải thuê luật sư riêng để giúp đỡ họ thực hiện thủ tục này. Việc thuê luật sư giúp các bên bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tốt hơn và cũng giúp cho quá trình ly hôn diễn ra nhanh chóng.
2. Quyền nuôi con và phân chia tài sản khi ly hôn ở Nga.
2.1 Quyền nuôi con.
Luật Gia đình Nga ưu tiên quyền nuôi con cho người mẹ bởi các nhà làm luật cho rằng con cái sẽ được chăm sóc tốt hơn khi sống với mẹ. Tuy nhiên, người chồng cũng có quyền giành quyền nuôi con tại Tòa án. Luật Gia đình cho phép trẻ em trên 10 tuổi được làm chứng trong các vấn đề quyền nuôi con trong trường hợp ly hôn tư pháp. Điều này cũng có điểm tương đồng với Tòa án Việt Nam khi phán quyết quyền nuôi con. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Việt Nam quy định trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên phải được hỏi nguyện vọng về việc muốn sống chung với ai. Trong khi đó, pháp luật Nga quy định là con phải trên 10 tuổi mới được làm chứng trong các vấn đề về quyền nuôi con khi ly hôn tư pháp.
Cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi đứa trẻ thành niên. Tuỳ thuộc vào số lượng con cái mà mức cấp dưỡng là khác nhau. Nếu cặp vợ chồng chỉ có 01 con, người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải cung cấp khoản tiền tương ứng với 25% thu nhập cá nhân, trường hợp có 02 con thì mức cấp dưỡng là 33% thu nhập cá nhân và trong trường hợp có từ 03 con trở lên thì mức cấp dưỡng là 50% thu nhập cá nhân.
2.2 Phân chia tài sản
Khi quyết định ly hôn, hai vợ chồng có thể tự thoả thuận về việc phân chia tài sản chung bằng một văn bản thỏa thuận được chứng nhận bởi công chứng viên.
Khi hai bên không thể tự thoả thuận về việc phân chia tài sản chung, Tòa án sẽ phán quyết về việc phân chia tài sản. Trong trường hợp con chưa thành niên được trao quyền thừa kế tài sản chung thì tài sản chung sẽ không được phân chia mà sẽ được trao cho cha/mẹ trực tiếp nuôi con. Các khoản tiền mà cha mẹ gửi dưới tên con cái cũng sẽ không được tính là tài sản chung khi phân chia tài sản.
Có thể thấy, tuy có những quy định riêng khác nhau nhưng có những điểm chung khi giải quyết thủ tục ly hôn giữa pháp luật Nga và Việt Nam là:
- Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ nhỏ;
- Tôn trọng sự tự thỏa thuận của các bên;
- Khuyến khích sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết ly hôn.
Dù bạn có thực hiện thủ tục ly hôn ở đâu thì sự tham gia của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án sẽ là cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để bạn có thể tiến hành thủ tục ly hôn và đảm bảo quyền lợi cho mình.
Trên đây là những thông tin cơ bản về pháp luật ly hôn tại Nga. Nếu còn điều gì thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu cần sự tư vấn, trợ giúp pháp lý khi ly hôn, hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline: 1900 599992 hoặc Zalo: 091 789 4567 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất. Các luật sư của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự cam kết sẽ giúp khách hàng của mình đảm bảo được mọi quyền lợi khi ly hôn.
>> Xem thêm: