Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, việc vấn đề ly hôn được quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật, được coi là một hiện tượng hợp pháp không phải là điều hiển nhiên. Tại Ba Lan, ly hôn là một hiện tượng khá mới khi mà nó mới chỉ được đưa ra bàn luận từ năm 1946. Thủ tục ly hôn ở Ba Lan có gì khác biệt? Mời bạn tham khảo chi tiết dưới đây.
1. Căn cứ ly hôn
Việc chứng minh căn cứ ly hôn là vô cùng quan trọng khi ly hôn ở Ba Lan. Nếu như bạn không thể đưa ra các căn cứ ly hôn phù hợp và chứng minh được nó, việc ly hôn sẽ không được chấp thuận. Khoản 1 Điều 56 Bộ luật Gia đình và Giám hộ của Ba Lan quy định căn cứ ly hôn là khi “không thể cứu vãn hoàn toàn cuộc sống hôn nhân”. Các căn cứ đó sẽ dựa vào điều kiện về thể chất, tinh thần, kinh tế. Điều này có nhiều điểm tương đồng với căn cứ ly hôn đơn phương quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam khi mà Tòa án sẽ dựa vào tình trạng hôn nhân không thể cứu vãn, trầm trọng để quyết định việc cho ly hôn hay không:
Luật ly hôn ở Ba Lan
“ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
2. Điều kiện tiên quyết để ly hôn
Thủ tục ly hôn ở Ba Lan
Theo Khoản 2 và 3 Điều 56 Bộ luật Giám hộ và Gia đình Ba Lan quy định, nếu có một trong các điều kiện dưới đây thì việc ly hôn sẽ không được chấp thuận, ngay cả khi chứng minh được các căn cứ ly hôn là phù hợp:
- Ly hôn sẽ gây bất lợi về phúc lợi cho con chung của vợ chồng hoặc con của vợ hoặc chồng;
- Ly hôn trái với các nguyên tắc chuẩn mực xã hội;
- Việc ly hôn được yêu cầu bởi một bên vợ hoặc chồng được chấp thuận khi: Chồng hoặc vợ đồng ý ly hôn; hoặc sự từ chối ly hôn của chồng hoặc vợ là trái với các quy tắc xã hội.
Pháp luật Việt Nam cũng có điều khoản hạn chế việc ly hôn đối với trường hợp người chồng muốn ly hôn khi vợ đang mang thai. Ở trường hợp này, dù chứng minh được các căn cứ ly hôn là phù hợp thì người chồng cũng không thể ly hôn. Điều này giúp bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ mang thai, thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam.
3. Phân chia tài sản khi ly hôn
Theo pháp luật Ba Lan, khi ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau để tự phân chia tài sản mà không cần nhờ Tòa án can thiệp. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 58, Bộ luật Gia đình và Giám hộ, Tòa án sẽ phân chia tài sản trong trường hợp nhận được yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng về việc phân chia tài sản chung nếu sự phân chia đó không gây ra sự chậm trễ đáng kể cho thủ tục ly hôn.
Thủ tục ly hôn và phân chia tài sản ở Ba Lan
Điều 45 Bộ luật Gia đình và Giám hộ Ba Lan quy định, khi chia tài sản chung của vợ chồng, Tòa án sẽ tính đến việc vợ/chồng phải hoàn trả các chi phí và chi tiêu từ khối tài sản chung cho tài sản riêng trừ các chi phí và chi tiêu cần thiết cho tài sản mang lại thu nhập. Điều 46 Bộ luật Gia đình và Giám hộ Ba Lan cho phép Tòa án phân chia tài sản bằng hiện vật như cổ phiếu, tiền; yêu cầu bán tài sản chia tiền và chia một phần tài sản cho vợ/chồng, phần còn lại cho người kia.
Có thể thấy việc phân chia tài sản chung khi ly hôn theo pháp luật Ba Lan cũng có nhiều điểm tương đồng với pháp luật Việt Nam khi mà có điều khoản cho phép các bên tự thỏa thuận phân chia tài sản hoặc yêu cầu Tòa án phân chia.
4. Quyền nuôi con khi ly hôn
Thủ tục ly hôn và quyền nuôi con ở Ba Lan
Với quyền nuôi con sau ly hôn, pháp luật Ba Lan tại Khoản 1 Điều 58 Bộ luật Gia đình và Giám hộ quy định: Tòa án sẽ xác định quyền nuôi con thuộc về vợ hay là chồng. Tòa án khi xem xét quyền nuôi con có tính đến thỏa thuận của vợ hoặc chồng về việc thực hiện thẩm quyền của cha mẹ và việc cấp dưỡng phù hợp với lợi ích tốt nhất của trẻ.
Về việc cấp dưỡng, Điều 133 Bộ luật Gia đình và Giám hộ quy định cả cha và mẹ phải nuôi con cho đến khi đứa trẻ có thể tự cung cấp được cho mình, trừ khi thu nhập từ tài sản của trẻ đủ để chi trả cho việc duy trì và nuôi dưỡng con.
Tòa án sẽ quyết định số tiền cấp dưỡng khi xem xét các yếu tố:
- Nhu cầu chính đáng của con
- Thu nhập và khả năng tài chính và nguồn lực của hai bên cha, mẹ.
Giống như pháp luật Việt Nam, pháp luật Ba Lan có nhiều quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ nhỏ, giúp trẻ có thể phát triển đầy đủ và toàn diện nhất kể cả khi gia đình tan vỡ.
Kể cả khi ly hôn ở Ba Lan thì một trong những vấn đề được khuyến khích chính là nhờ sự trợ giúp của luật sư khi ly hôn. Các luật sư sẽ đưa ra những lời khuyên xác đáng và giúp bảo vệ quyền, lợi ích tối đa cho thân chủ của mình. Ly hôn khi không hiểu luật và không có sự tư vấn của luật sư sẽ khiến bạn gặp nhiều bất lợi và khó khăn trong việc thực hiện thủ tục ly hôn.
Khi có nhu cầu nhận sự tư vấn, trợ giúp pháp lý khi ly hôn, hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline: 1900 599992 hoặc Zalo: 091 789 4567 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất. Các luật sư của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ly hôn sẽ giúp khách hàng của mình đảm bảo được mọi quyền lợi khi ly hôn.
>> Xem thêm: