Thủ tục ly hôn khi vợ mang thai. Chồng có được ly hôn không?
- 11/10/2018
- 2326
Câu hỏi:
Chào luật sư, tôi tên là P.T.Nhã, hiện đang làm việc và sinh sống tại Hà Nội. Tôi kết hôn năm 2017 và hiện đang mang thai. Từ khi kết hôn cho tới nay, tôi chưa sống được một ngày hạnh phúc do chồng tôi là người vũ phu, không tôn trọng vợ và không biết chăm lo cho gia đình. Mọi việc trong nhà đều đến tay tôi lo liệu, chồng tôi không đóng góp gì cả về tài chính và công sức do nghề nghiệp không ổn định tại không tu chí làm ăn. Tôi vô cùng thất vọng và thấy không thể tiếp tục chung sống cùng người chồng này nhưng không biết rằng khi đang mang thai tôi ly hôn đơn phương liệu có gặp trở ngại gì không. Mong luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư trả lời:
Chào bạn Nhã, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trường hợp của bạn được chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:
1. Căn cứ pháp lý ly hôn khi vợ mang thai
Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn, Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.’’
Như vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi mà hợp đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong trường hợp của bạn, chồng bạn sẽ không có quyền yêu cầu ly hôn vì bạn đang mang thai nhưng bạn lại có quyền này.
Việc quy định hạn chế quyền ly hôn của chồng khi vợ đang mang thai nhằm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em khi mà họ đang ở trong giai đoạn cần sự bảo vệ và chăm sóc. Tuy nhiên, pháp luật không hạn chế quyền ly hôn của người phụ nữ nên khi đang mang thai, bạn vẫn có quyền yêu cầu ly hôn.
2. Thủ tục ly hôn khi vợ đang mang thai
Về hồ sơ, khi muốn ly hôn đơn phương, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn
- Giấy đăng ký kết hôn (bản chính)
- Sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực)
- Chứng minh thư nhân dân của vợ và chồng (bản sao chứng thực)
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản nếu có tài sản cần phân chia
Trình tự ly hôn đơn phương như sau:
- Bước 1: bạn nộp hồ sơ khởi kiện xin ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc.
- Bước 2: Trong 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn khởi kiện của bạn, Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Bước 3: Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra Thông báo nộp tạm ứng án phí nếu hồ sơ của bạn đã đầy đủ.
- Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo nộp tạm ứng án phí, bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện và nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án.
- Bước 5: Sau khi nhận được biên lai, Tòa án sẽ thụ lý vụ án của bạn để giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Theo quy định của pháp luật và trên thực tế, thủ tục ly hôn được thực hiện theo đúng các bước nêu trên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên trên thực tế thời hạn thực hiện các bước nêu trên thường bị kéo dài hơn rất nhiều so với luật định.
3. Quyền nuôi con và tài sản của vợ khi ly hôn trong thời gian đang mang thai?
Về quyền nuôi con: bạn mang thai trong thời kỳ hôn nhân nên khi bạn sinh con ra thì đứa bé sẽ là con chung của hai vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.”
Như vậy, khi ban ly hôn, việc nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc con được quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 theo đó thì:
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Bạn sẽ được quyền nuôi con khi ly hôn vì con dưới 36 tháng tuổi do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Bạn sẽ giành được lợi thế về quyền nuôi con khi chứng minh bạn có đủ khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và chồng bạn là người không có thu nhập ổn định, không chăm lo cho gia đình, có tính bạo lực…Khi đó, quyền nuôi con trực tiếp sẽ thuộc về bạn và chồng bạn sẽ phải cấp dưỡng theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Về quyền tài sản:
Những tài sản chung mà bạn muốn phân chia sẽ được phân chia theo quy định tại điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo nguyên tắc, ly hôn chia tài sản thì tài sản chung được chia đôi nhưng tính các yếu tố như lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung;
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trong trường hợp cụ thể của bạn, có thể thấy bạn có công sức đóng góp nhiều hơn vào khối tài sản chung, bạn đang mang thai và sẽ phải nuôi con nhỏ nên việc phân chia tài sản sẽ có lợi hơn cho bạn.
Quá trình mang thai rất vất vả và khó khăn, nhất là khi bạn quyết định ly hôn đơn phương. Tuy nhiên, nếu đó là cách khiến bạn cảm thấy được giải thoát, thoải mái và hạnh phúc hơn thì ly hôn là việc nên làm. Để có được những tư vấn chính xác và kịp thời nhất trong khi ly hôn, bạn có thể liên hệ ngay với Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự
Trải qua nhiều năm giải quyết các vụ án ly hôn trong thực tế, các luật sư tư vấn ly hôn và chuyên viên pháp lý của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu không chỉ giúp bạn giải quyết nhanh gọn các thủ tục ly hôn, giành ưu thế về quyền lợi mà còn chia sẻ những tâm tư khó nói của bạn, là người bạn đồng hành tin cậy với bạn trước những quyết định quan trọng của ngưỡng cửa ly hôn. Vì vậy, khi có nhu cầu đừng ngần ngại mà hãy tìm đến dịch vụ ly hôn của chúng tôi chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!
Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự
Địa chỉ: Số 03 đường Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 1900 599992
Zalo: 091 789 4567
Email: luatsulehonghien@gmail.com