Trong cuộc sống vợ chồng đôi khi có những mâu thuẫn, cãi vã khó có thể giải quyết. Vì nhiều lý do khác nhau mà cả hai bên hoặc một trong hai không muốn ly hôn để chấm dứt quan hệ vợ chồng hoàn toàn nên ly thân là giải pháp tốt. Pháp luật quy định như thế nào về ly thân, thủ tục ly thân, mời bạn tham khảo qua bài viết sau.
1. Quy định của Pháp luật về ly thân
Ly thân là một dấu hiệu khá rõ nét cho thấy đời sống hôn nhân đang gặp khủng hoảng. Ly thân là trạng thái khi mà vợ chồng không chung sống cùng nhau, không ăn chung, ở chung, sinh hoạt vợ chồng.
Ly thân là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống vợ chồng hiện nay. Ly thân chưa được cụ thể hóa trong luật Hôn nhân và gia đình cũng như bất kỳ các văn bản pháp luật nào khác.
Điều đó có nghĩa là khi ly thân, vợ và chồng vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân, có quan hệ hôn nhân hợp pháp. Các quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng đối với nhau, với con chung, với tài sản chung vì thế không bị mất đi. Cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy định đó theo luật Hôn nhân và gia đình.
Nhiều trường hợp vợ chồng ly thân là để chuẩn bị ly hôn, không còn tình cảm với nhau, không có ý định quay lại sống chung. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, việc sống ly thân không làm mất đi các quyền và nghĩa vụ mà các bên phải tuân thủ cũng có nghĩa cả hai đều không được ngoại tình hoặc có quan hệ ngoài luồng, chung sống chung với người khác như vợ chồng.
Trường hợp đang ly thân mà một bên sống chung với người khác như vợ chồng tức là đã vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình theo điểm c, khoản 2 Điều 5:
“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, kể cả trong thời gian ly thân.
2. Thủ tục ly thân
Việc ly thân giữa vợ và chồng không phải là một trong những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015. Vì vậy bạn không thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly thân của mình. Quá trình ly thân do vợ chồng tự bàn bạc thỏa thuận. Vợ chồng có thể thỏa thuận việc ly thân bằng văn bản thông qua một mẫu đơn ly thân.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng một văn bản thỏa thuận ly thân chỉ có giá trị pháp lý khi cả 2 vợ chồng đồng ý và ký tên. Tùy từng trường hợp cụ thể mà nội dung thỏa thuận có thể khác nhau, có thể thỏa thuận về các vấn đề về quyền nuôi con, chia tài sản, việc cấp dưỡng…Các vấn đề mà vợ chồng có thể đưa vào thỏa thuận ly thân bao gồm:
- Tiền cấp dưỡng cho chồng hoặc vợ: mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng.
- Tiền cấp dưỡng con cái: mức cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng.
- Quyền nuôi con: vợ hoặc chồng thỏa thuận để một bên nuôi dưỡng, chăm sóc chon trong thời gian này
- Quyền thăm nom: thời gian, số lần thăm…
- Thỏa thuận về tài sản cá nhân
- Thỏa thuận về các tài sản chung: do ai trực tiếp sử dụng, bảo quản…
- Thỏa thuận về người chi trả thuế vụ
- Thỏa thuận về việc trả nợ chung
- Trách nhiệm của từng bên khi trong thời gian ly thân một bên phát sinh nợ
- Thỏa thuận về việc vợ hoặc chồng có được hay không được phép đến nơi làm việc, chỗ ở của nhau
- Các thỏa thuận khác…
Để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo tính chắc chắn khi lập văn bản thỏa thuận này, vợ chồng có thể nhờ người làm chứng hoặc công chứng, chứng thực chữ ký.
Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu rằng, ly thân chưa được quy định trong bất cứ chế định pháp luật nào nên thủ tục thỏa thuận này không cần cơ quan nhà nước nào xác nhận. Chính điều này cũng dẫn đến nhiều trường hợp một trong các bên sau khi ký thỏa thuận lại không thực hiện hoặc hoàn toàn phủ nhận các nội dung đã thỏa thuận khi phát sinh tranh chấp sau này. Thời gian ly thân có thể rất ngắn hoặc kéo dài thậm chí là 5, 10 năm. Bạn không thể chắc chắn được rằng trong thời gian ly thân, một bên chồng/ vợ có phát sinh trách nhiệm pháp lý với bên thứ 3 nào khác hay không (chẳng hạn như vay nợ). Và như đã phân tích ở trên, ly thân không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân, do đó bạn vẫn có thể phải chịu trách nhiệm cùng với chồng/ vợ của bạn đối với bên thứ 3 nếu không đưa ra được các chứng cứ nhằm loại trừ trách nhiệm của bạn.
Vì vậy, việc lập văn bản thỏa thuận trong thời gian sống ly thân là điều vô cùng cần thiết. Nếu không thể hoàn toàn tin tưởng và có khả năng làm lập văn bản thỏa thuận ly thân rõ ràng, chi tiết, bạn cần sự tư vấn từ những người có hiểu biết và kinh nghiệm hơn trong những trường hợp như thế này mà không ai khác chính là các luật sư tư vấn. Việc lập một văn bản thỏa thuận ly thân có sự xác nhận của một tổ chức hành nghề luật hoặc trước sự chứng kiến của một luật sư ít nhiều cũng sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện thỏa thuận của cả hai bên vợ và chồng.
Luật sư sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên chính xác, các thủ tục, cách làm một bản thỏa thuận đảm bảo quyền lợi cho bạn và sẽ giúp bạn khi có những vấn đề pháp lý nảy sinh từ thỏa thuận ly thân này hoặc khi có nhu cầu ly hôn.
Chúng tôi giới thiệu cho bạn mẫu đơn ly thân tham khảo như sau:
3. Ý nghĩa của ly thân
Ly thân không phải là một trong những giải pháp vô dụng mà vợ chồng áp dụng khi xảy ra mâu thuẫn. Thông thường, trong quá trình chung sống, có những bất hòa hoặc một trong hai gây ra lỗi lầm khiến bên kia bị tổn thương. Trong khi có tranh cãi, việc đối thoại không hẳn là một cách hay vì ai cũng sẽ có những lý lẽ riêng của mình. Khi mà cả hai đều cảm thấy mình đúng, đối phương có lỗi, bạn có thể mong đợi gì ở những cuộc đối thoại như vậy?
Ngược lại, khi ly thân, hai vợ chồng có những không gian riêng và thời gian nhất định để có thể nhìn nhận lại cuộc hôn nhân của mình. Các bạn sẽ có sự bình tĩnh và sáng suốt, đặt mình trong vị thế của nhau từ đó hiểu rõ hơn, thông cảm hơn cho nhau. Thực tế cho thấy ly thân là phương pháp hàn gắn hiệu quả khi mà có nhiều cặp vợ chồng quay lại tiếp tục chung sống sau thời gian ly thân.
Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp các cặp vợ chồng ly hôn sau thời gian ly thân. Điều này cũng được coi là tích cực khi mà họ đã không vội vàng ly thân ngay mà đã có thời gian suy xét thật kỹ. Đó sẽ không phải là quyết định sai lầm khiến họ phải hối tiếc về sau mà được xem như sự giải thoát.
Vì thế, nếu cuộc sống hôn nhân của bạn rơi vào bế tắc, khủng hoảng, đừng vội vàng ly hôn. Hãy có thời gian ly thân để suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định một vấn đề quan trọng trong cuộc đời này.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi cho bạn về vấn đề về thủ tục ly thân. Trường hợp có gì không rõ cần giải đáp hoặc cần sự tư vấn, trợ giúp pháp lý, hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline: 1900 599992 hoặc Zalo: 091 789 4567 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.
kinh nghiệm giải quyết các vụ việc về hôn nhân gia đình trong thực tế cũng như sự thấu hiểu hoàn cảnh khách hàng, chúng tôi sẽ giúp bạn có được những lợi thế tốt nhất và sự tư vấn chính xác nhất.