Nếu ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?

Trong các vụ án ly hôn, việc xác định quyền nuôi con khi ly hôn không hề đơn giản bởi lẽ ngoài các quy định của pháp luật thì còn các vấn đề trực tiếp về tình cảm. Để tìm hiểu rõ cách xác định quyền nuôi con từ đó biết được các quyền lợi và nghĩa vụ của mình, bạn hãy tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Luật quy định quyền nuôi con khi ly hôn

Quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai?

1. Quyền nuôi con sau ly hôn phụ thuộc vào độ tuổi của con

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định tại điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Khi cha mẹ ly hôn, con ở với ai?

Từ quy định trên, có thể thấy, quyền nuôi con sau ly hôn phụ thuộc vào độ tuổi của con, cụ thể như sau:

  • Con dưới 36 tháng tuổi: giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng theo khoản 3 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Quy định như vậy vì xét trên thực tế trẻ con trong độ tuổi này cần sự nuôi nấng và chăm sóc trực tiếp từ người mẹ mới đảm bảo sức khỏe và tinh thần. Người mẹ chỉ không được quyền nuôi con khi cha, mẹ đã có thỏa thuận khác để đảm bảo về lợi ích của con hoặc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.
  • Con từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi: quyền trực tiếp nuôi con sẽ do cha, mẹ thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con
  • Con từ đủ 07 tuổi trở lên: theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật trên thì con từ đủ 07 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con muốn ở với ai để quyết định người trực tiếp nuôi con.

2. Các căn cứ để Tòa án phán quyết quyền nuôi con

Hiểu về các căn cứ để Tòa án phán quyết quyền nuôi con sẽ giúp bạn có được những lợi thế khi cạnh tranh quyền nuôi con với đối phương. Căn cứ để tòa án giao con cho vợ hoặc chồng nuôi nấng sẽ dựa vào các điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần, nguyện vọng của con,…cụ thể như sau:

Quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai

Cha hay mẹ – Ai có quyền nuôi con khi ly hôn?

  • Điều kiện vật chất: tức là điều kiện về kinh tế đảm bảo để nuôi nấng và chăm sóc con. Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có điều kiện vật chất đảm bảo. Điều kiện vật chất đảm bảo tức là cha hoặc mẹ phải đáp ứng được những nhu cầu cho con ở mức sống tối thiểu cho nhu cầu ăn, ở và học tập của con. Pháp luật không yêu cầu người trực tiếp nuôi con phải cho con cuộc sống cao cấp hay sung túc song cha, mẹ phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của trẻ. Ví dụ, để nuôi đứa trẻ 07 tuổi thì phải đảm bảo cho con được ăn uống đầy đủ, được vui chơi, học tiểu học. Điều kiện vật chất của cha hoặc mẹ sẽ được chứng minh qua thu nhập hàng tháng hoặc tình trạng tài chính ổn định. Người không chứng minh được tình trạng tài chính ổn định sẽ gặp bất lợi trong việc cạnh tranh quyền nuôi con. Tuy nhiên, không phải người có kinh tế tốt hơn sẽ được quyền nuôi con mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác.
  • Yếu tố tinh thần: bao gồm việc nuôi dưỡng con trong môi trường sống tốt để trẻ có khả năng phát triển toàn diện về sức khỏe và tinh thần và đảm bảo được quỹ thời gian để chăm sóc và giáo dục con.
  • Sức khỏe của cha mẹ: người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có sức khỏe tốt hoặc điều kiện sức khỏe đảm bảo để chăm sóc cho con.
  • Đạo đức, nhân phẩm của người trực tiếp nuôi dưỡng: Tòa án sẽ xem xét đến yếu tố này khi quyết định quyền nuôi con. Người có tiền án, tiền sự sẽ gặp bất lợi khi xét theo yếu tố này.

3. Quyền và nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi con

Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình quy định về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

  • Từ quy định trên, có thể thấy quyền của bên không trực tiếp nuôi con là:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Điều này có thể hiểu là cha, mẹ ly hôn và quyền nuôi con thuộc về người mẹ thì người cha vẫn có quyền thăm nom con với tần suất nhất định mà không được làm ảnh hưởng tới việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Quyền nuôi con khi cha mẹ ly hôn

Người không trực tiếp nuôi con vẫn được thăm nom con mà không ai được cản trở

  • Nghĩa vụ của bên không trực tiếp nuôi con là:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng cho con cho cha, mẹ tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tiền cấp dưỡng nuôi con đảm bảo những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con, việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc theo quý, theo năm. Mức cấp dưỡng được quy định tại điều 116 luật Hôn nhân và gia đình 2014. Phương thức cấp dưỡng quy định tại điều 117 luật trên.

4. Cách giành quyền nuôi con

Làm cha, làm mẹ chính là thiên chức cao quý và thiêng liêng nhất mà Thượng đế trao cho mỗi người chúng ta. Con cái là tài sản vô giá không tiền nào mua được. Để có thể giành được quyền nuôi con, bạn cần hiểu rõ cách Tòa án xem xét và phán quyết quyền nuôi con dựa vào những yếu tố nào. Từ đó bạn sẽ có cho mình những sự chuẩn bị để giành lợi thế. Có luật sư bên mình sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ hành trang và không đơn độc trong cuộc chiến giành quyền nuôi con.

Bạn nên mời luật sư để giúp bạn giành quyền nuôi con hoặc ít nhất là nên tham khảo sự tư vấn của luật sư. Các luật sư và chuyên viên pháp lý là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đã giải quyết các vụ việc tương tự nên họ sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên và những giải pháp hữu hiệu nhất để bạn giành được quyền nuôi con.

Khi không có luật sư đồng hành bên mình, bạn có thể gặp nhiều bất lợi như: không chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ, không đưa ra được các bằng chứng chứng minh thu nhập hoặc các chứng cứ chứng minh vợ, chồng bạn không đủ khả năng nuôi con,… Bạn sẽ gặp khó khăn hơn nữa nếu đối phương nhờ sự giúp đỡ của luật sư để giành quyền nuôi con trong khi bạn không có. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên tìm tới các dịch vụ tư vấn pháp lý trong trường hợp này để giành lợi thế về mình nhiều nhất có thể.

Hi vọng những chia sẻ trên giúp bạn có thêm kiến thức và hiểu biết có ích về vấ đề ly hôn quyền nuôi con và cách giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Trong cuộc sống vợ chồng, ly hôn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu ly hôn là con đường duy nhất mà bạn có thể lựa chọn thì thủ tục giải quyết nhanh, dứt khoát, đảm bảo quyền lợi tốt nhất là cam kết của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự!

Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho bạn khi có nhu cầu ly hôn đơn phương. Nếu muốn được tư vấn và hiểu rõ các thủ tục pháp luật ly hôn hoặc muốn sử dụng luật sư tư vấn ly hôn, bạn có thể truy cập vào địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp với đội ngũ luật sư của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất qua

Hotline tư vấn miễn phí 24/24: 1900 599992.

Email: luatsulehonghien@gmail.com

Xem thêm các nội dung về Quyền nuôi con khi ly hôn

Facebook Comments
Nếu ly hôn quyền nuôi con thuộc về ai?
5 (100%) 3 votes

Dịch vụ ly hôn Hà Nội - HÃNG LUẬT LÊ HỒNG HIỂN & CỘNG SỰ

0913831789