Khi vợ chồng có những mâu thuẫn, bất hòa, cần có thời gian và không gian riêng tư để suy nghĩ, nhìn nhận, đưa ra những quyết định thì ly thân là giải pháp hoàn hảo. Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào? Ly thân bao lâu thì được ly hôn? Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ.
1. Cơ sở pháp luật quy định về ly thân
Ly thân là tình trạng quan hệ vợ chồng khi mà cả hai vợ chồng hoặc một người không muốn sống chung với nhau. Ly thân giúp cho vợ, chồng sống riêng biệt nhưng không phải trải qua quá trình ly dị.
Trong nhiều trường hợp, sau một thời gian ly thân, vợ và chồng lại quay trở về chung sống với nhau mà không tiến hành ly hôn nữa. Ly thân có thể coi là một giải pháp cần thiết mà qua đó, hai vợ chồng có những không gian riêng để suy xét về mối quan hệ của cả hai, nhìn lại những khiếm khuyết, mặt tích cực, tiêu cực của nhau trước khi quyết định ly hôn và cũng là để cả hai cảm nhận được cuộc sống nếu không có đối phương sẽ thế nào.
Dù cho quá trình ly thân là bao lâu thì về mặt pháp luật, cả hai vẫn là vợ chồng, quan hệ hôn nhân chính thức được pháp luật công nhận. Các vấn đề khác như tài sản, con chung, quyền và nghĩa vụ của các bên vẫn tuân theo các quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
Vấn đề ly thân của vợ và chồng hiện nay chưa được cụ thể hóa trong Luật hôn nhân và gia đình cũng như các văn bản pháp luật khác. Tòa án không giải quyết các vấn đề liên quan đến ly thân.
2. Nên ly thân bao lâu?
Ly thân không phải là căn cứ ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, ly thân có thể được xem xét như là cơ sở cho thấy vợ chồng có những mâu thuẫn kéo dài, không thể hàn gắn, không thể tiếp tục chung sống, mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống hôn nhân trầm trọng.
Khi quyết định ly thân để cả hai có thời gian suy nghĩ, bạn cũng nên tự đặt cho mình về thời gian ly thân. Nên giống riêng trong bao lâu? Khi nào thì phải đưa ra quyết định rằng sẽ tiếp tục chung sống hay ly hôn? Nếu chỉ ly thân vì không muốn chung sống cùng nhau mà không có ý định suy nghĩ hay xem xét về tình trạng hôn nhân hiện tại thì quá trình ly thân của vợ, chồng có thể sẽ kéo dài.
Nếu như trong quá trình ly thân bạn cảm thấy đời sống hôn nhân thật sự đã lâm vào trạng thái trầm trọng, không còn mục đích để cùng chung sống, không thể hòa hợp được thì bạn có thể nghĩ tới việc ly hôn để các bên giải quyết nhanh chóng tình trạng của mình.
Khi ly hôn, bạn có thể thỏa thuận với vợ/chồng của mình về các vấn đề như tài sản, quyền nuôi con và ly hôn thuận tình để yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Trường hợp chỉ một trong hai bên yêu cầu ly hôn, bạn có thể làm đơn ly hôn đơn phương theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
>> Xem thêm: Đơn ly hôn mẫu
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề ly thân bao lâu thì được ly hôn. Trường hợp có bất cứ thắc mắc gì cần được giải đáp về vấn đề này hoặc muốn nhận được sự tư vấn, trợ giúp pháp lý, hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline: 1900 599992 hoặc Zalo: 091 789 4567 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.