Dịch vụ tư vấn ly hôn

Thuận tình ly hôn hay ly hôn đơn phương – Chỉ thay đổi trong tích tắc

Câu hỏi thường gặp khi ra tòa ly hôn

Có rất nhiều vụ việc, trong quá trình xét xử ly hôn tại tòa án, các thành viên tham dự phiên tòa thay đổi quyết định, từ đó dẫn tới một hướng rẽ hoàn toàn cho toàn bộ vụ việc. Hãy xem tình huống này để rút ra cho mình những kinh nghiệm và hiểu biết khi ly hôn

1. Tóm tắt tình huống

Vụ việc do Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội giải quyết, là bản án số 42/2017/HNGĐ-ST. Nguyên đơn của vụ án là chị  Chị Đỗ Thị Thanh H, sinh năm 1984, hộ khẩu thường trú tại số 10 ngõ V, phố T, phường C, quận H, Hà Nội. Bị đơn là anh Trần Quang T sinh năm: 1976, hộ khẩu thường trú tại số 10 ngõ V, phố T, phường C, quận H, Hà Nội.

Chị H trình bày như sau: Chị và anh T kết hôn vào năm 2008. Trong quá trình chung sống, do tính cách không hòa hợp,cảm thấy không thể hàn gắn hay tiếp tục chung sống, chị đề nghị được ly hôn với anh T.

Về phía anh Trần Quang T, anh trình bày như sau: Ngày 16/6/2017 chị H và anh đã ký biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành. Tuy nhiên, đến ngày 22/6/2017 anh thay đổi ý kiến không đồng ý thuận tình ly hôn và muốn gia đình đoàn tụ. Nếu chị H vẫn đề nghị tòa án cho ly hôn đối với anh thì anh đề nghị Tòa án xem xét bác đơn khởi kiện ly hôn.

Về ý kiến của đại diện hai gia đình nội ngoại của anh T chị H là bà Hà Thị H và bà Ngô Thị S: Anh T, chị H sau khi kết hôn thì về sinh sống với gia đình bà H. Trong quá trình sinh sống, các bà thấy anh chị không có bất đồng. Khoảng năm 2016 đến nay thì anh T có lỗi về tình cảm đối với chị H. Gia đình đã khuyên bảo anh T nhiều và mong tòa án cho thời gian đến cuối năm 2017 để phân giải cho anh chị.

Tại phiên tòa:

Chị H vẫn giữ yêu cầu ly hôn đối với anh T với lý do anh T không còn tình cảm với chị. Chị đã cho anh T cơ hội từ đầu năm 2017 đến nay để đoàn tụ gia đình nhưng anh T không thay đổi vẫn có tình cảm, quan tâm đến người phụ nữ khác. Việc ly hôn là giải phóng cho cả hai anh chị.

Tuy nhiên, anh T xin tòa án cho thời gian để hàn gắn gia đình. Anh đã không còn tình cảm, quan tâm đến người phụ nữ khác và bây giờ chỉ muốn được quan tâm đến gia đình và các con.

QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

2. Phân tích của luật sư Lê Hồng Hiển

Có thể nhận thấy, trong vụ án trên, ban đầu anh T và chị H thuận tình ly hôn. Trong quá trình giải quyết, anh T đã suy nghĩ lại, muốn hàn gắn gia đình nên rút đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn để hàn gắn.

Khác với anh T, chị H vẫn đề nghị được giải quyết ly hôn. Như vậy, vụ việc này đã chuyển hóa từ thuận tình ly hôn sang ly hôn đơn phương. Để giải quyết trường hợp này, Tòa án đã chuyển hồ sơ từ giải quyết yêu cầu về hôn nhân gia đình sang giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Trong trường hợp này, Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án.

Quy định này tạo ra hướng mở trong thủ tục giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình, vì trước kia chỉ cho phép chuyển từ “vụ” sang “việc” mà không có hướng ngược lại thì nay cùng với việc đình chỉ giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Tòa án tiến hành thụ lý giải quyết tiếp theo thủ tục của một vụ án, các đương sự không phải nộp lại đơn khởi kiện hay cung cấp lại chứng cứ từ đầu. Điều này giúp cho các đương sự tránh lãng phí được thời gian, công sức, tạo hiệu quả tốt hơn về mặt tố tụng.

Như vậy, đối với các vụ thuận tình ly hôn, rất có thể trong quá trình giải quyết, một trong hai bên đương sự nghĩ lại, muốn hàn gắn gia đình nhưng bên kia kiên quyết muốn ly hôn. Vì thế, vụ việc đó sẽ không được coi là thuận tình ly hôn nữa mà sẽ chuyển thành đơn phương ly hôn.

Từ vụ án trên, có thể thấy trong quá trình giải quyết việc ly hôn có rất nhiều điều bất ngờ có thể xảy ra. Cả hai bên đã thỏa thuận xong các vấn đề và muốn thuận tình ly hôn nhưng khi một bên không muốn ly hôn nữa, vụ việc sẽ chuyển sang tình huống mới.

Làm thế nào để đối phó với những tình huống bất ngờ khi ly hôn để đảm bảo quyền lợi? Câu trả lời cho bạn chính là PHẢI HIỂU LUẬT. Và nếu như bạn không thể nắm được rõ các quy định của pháp luật, trình tự các thủ tục giải quyết thì cách hiệu quả nhất chính là nhờ sự tư vấn, giúp đỡ từ phía luật sư.

Các luật sư tư vấn ly hôn của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự đều là những người có kiến thức pháp luật, có kinh nghiệm lâu năm trong việc giải quyết các vụ án ly hôn sẽ giúp bạn giải quyết những tình huống không thể lường trước, đảm bảo tối đa lợi ích hợp pháp cho bạn.

Nếu bạn muốn nhận được sự trợ giúp hiệu quả khi ly hôn, hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline: 1900 599992 hoặc Zalo: 091 789 4567 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.

Facebook Comments
Thuận tình ly hôn hay ly hôn đơn phương – Chỉ thay đổi trong tích tắc
Rate this post