Dịch vụ tư vấn ly hôn

Luật ly hôn ở Úc có gì đặc biệt?

Mỗi quốc gia có những quy định riêng khác nhau về việc giải quyết ly hôn. Tuy nhiên, cho dù là ly hôn tại đâu, các bên tham gia cũng cần đảm bảo rằng mình nắm chắc các quy định của pháp luật về lĩnh vực này để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình không bị xâm phạm. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những tham khảo hữu ích về luật ly hôn ở Úc.

1. Khái quát về luật ly hôn ở Úc

Việc ly hôn và những vấn đề liên quan đến quyền nuôi con và phân chia tài sản theo pháp luật Australia được quy định tại các phần VI, VII, VIII Đạo luật Gia đình năm 1975.

1.1. Chấm dứt quan hệ hôn nhân:

Theo Điều 48 Đạo luật Gia đình 1975 thì một cuộc hôn nhân chỉ chấm dứt khi nó đã “tan vỡ không thể cứu vãn nổi”. Điều kiện để được Tòa án cho giải quyết ly hôn theo pháp luật Úc là bạn phải chứng minh được hai vợ chồng đã ly thân tối thiểu 12 tháng và không có khả năng tái hợp trở lại. Nếu Tòa án xét thấy hai bên vẫn còn khả năng tái hợp thì sẽ không giải quyết cho ly hôn. Khi quyết định ly thân, bạn và đối phương không nhất thiết phải sống ở hai nơi khác nhau mà có thể vẫn chung sống dưới một mái nhà nhưng bạn phải chứng minh được rằng mỗi người có cuộc sống riêng biệt và không dành thời gian cho nhau.

Pháp luật Úc cũng công nhận hai cách thức ly hôn là ly hôn đơn phương và ly hôn chung – tương tự như ly hôn thuận tình trong pháp luật Việt Nam. Khi bạn nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án chỉ giải quyết yêu cầu tuyên bố chấm dứt hôn nhân. Nếu muốn Tòa án giải quyết các vấn đề về phân chia tài sản, nuôi dưỡng con cái, tiền cấp dưỡng cho vợ/chồng thì bạn phải nộp đơn yêu cầu giải quyết riêng trong vòng 12 tháng kể từ ngày án lệnh công nhận ly hôn có hiệu lực.

1.2. Tranh chấp về tài sản:

Tranh chấp về tài sản khi ly hôn ở Úc được quy định như thế nào?

Tài sản bao gồm những thứ thuộc sở hữu riêng của cá nhân hoặc sở hữu chung cả hai người, bao gồm:

Cách thức phân chia tài sản theo luật pháp của Úc không tuân theo một công thức nhất định nào. Tòa án không nhất thiết phải phân chia tài sản theo nguyên tắc 50/50- tức hai bên có phần bằng nhau mà Tòa sẽ xem xét nhiều yếu tố, gồm:

Thông thường, những đóng góp của một bên như người vợ về chăm sóc con cái, nhà cửa… sẽ được xem xét có tầm quan trọng tương đương như đóng góp của người là trụ cột kinh tế chính của gia đình.

1.3. Tranh chấp về quyền nuôi con:

Các bên có thể thỏa thuận về quyền nuôi con cũng như cấp dưỡng trước khi đưa vấn đề ra Tòa. Các bên cần phải thực sự cố gắng giải quyết tranh chấp thông qua tư vấn hoặc hòa giải và có những nỗ lực hợp lý để trao đổi với bên kia. Nếu 2 bên không tìm được tiếng nói chung, tòa án sẽ phán xét dựa trên luật ly hôn quyền nuôi con

Theo pháp luật Úc, Tòa án sẽ phán xét quyền nuôi dưỡng con cái dựa trên việc bên nào có thể cung cấp những quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ. Tòa án phải cân nhắc những điểm chính sau đây:

2. Thủ tục giải quyết ly hôn ở Úc

Khi thời gian ly thân chưa được 12 tháng thì bạn sẽ không thể nộp đơn xin ly hôn. Tuy nhiên, bạn có thể thương lượng với đối phương để đạt được các thỏa thuận về vấn đề tài sản và con cái khi đang ly thân.

Sau khi ly thân tối thiểu 12 tháng, bạn có thể nộp đơn xin ly hôn. Trường hợp kết hôn chưa đầy 2 năm, hai bên sẽ được yêu cầu thử tham gia tư vấn hôn nhân trước khi nộp đơn xin ly hôn. Người xin ly hôn có thể không cần phải tham gia tư vấn hôn nhân nếu thuộc các trường hợp như vợ/chồng mình mất tích hoặc đang là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình. Trong trường hợp đó, bạn sẽ phải làm bản tự khai có tuyên thệ để nêu hoàn cảnh của mình.

2.1. Hồ sơ ly hôn gồm:

Thủ tục ly hôn ở Úc

2.2. Thủ tục ly hôn:

Theo quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài, thủ tục ly hôn gồm 5 bước:

Bước 1: Điền chính xác thông tin vào Đơn xin ly hôn theo mẫu có sẵn tại phòng lục sự của Tòa án Gia Đình. Trường hợp ly hôn đơn phương thì đơn xin ly hôn phải được ký tên trước mặt Thẩm phán hòa giải hoặc luật sư. Trường hợp ly hôn chung thì đơn xin ly hôn chỉ cần có chữ ký của hai vợ chồng.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin ly hôn đến Tòa án Gia Đình. Hồ sơ xin ly hôn có thể nộp trực tuyến, qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại Tòa. Trường hợp ly hôn đơn phương thì người xin ly hôn còn phải tống đạt bản sao Đơn xin ly hôn cho vợ/chồng minh.

Bước 3: Thanh toán phí nộp đơn: Phí nộp hồ sơ xin ly hôn tại thời điểm năm 2018 là $900 và $300 đối với trường hợp được giảm phí.

Bước 4: Tham dự phiên tòa

Tham dự phiên tòa là bắt buộc đối với trường hợp người xin ly hôn đơn phương có con dưới 18 tuổi, dù đó là con nuôi hay con riêng của vợ/chồng. Nếu không thuộc trường hợp trên thì đương sự có thể lựa chọn tham dự phiên tòa hoặc không.

Bước 5: Nhận án lệnh ly hôn từ Tòa án.

Tòa án ban hành án lệnh công nhận việc ly hôn và gửi qua đường bưu điện cho các đương sự. Án lệnh có hiệu lực sau 01 tháng 01 ngày tính từ ngày án lệch được ban hành. Thời điểm có hiệu lực của án lệnh có thể sớm hơn đối với những trường hợp đặc biệt khi các đương sự đều đồng ý rút ngắn thời gian có hiệu lực của án lệnh.

Thông thường, thời gian để Tòa án giải quyết cho ly hôn ở Úc không ít hơn 04 tháng.

Có thể thấy thủ tục ly hôn tại Úc khá phức tạp. Vì thế, phần lớn các bên khi giải quyết việc ly hôn đều phải cần tới sự trợ giúp và tư vấn của các luật sư hoặc các công ty luật. Thậm chí một đứa trẻ ở Úc cũng có thể có cho mình một luật sư độc lập do Tòa án chỉ định để đảm bảo mọi quyền và lợi ích hợp pháp của đứa trẻ ấy khi bố mẹ đang tiến hành thủ tục ly hôn. Có sự đồng hành của luật sư bên mình sẽ giúp người muốn ly hôn đảm bảo được quyền lợi về tài sản và quyền nuôi con, đảm bảo quá trình ly hôn diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.

Khi bạn gặp phải các vấn đề về thủ tục ly hôn cần phải giải quyết, để giành được tối đa lợi ích về mình, hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline: 1900 599992 hoặc Zalo: 091 789 4567 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.

Với sự chuyên nghiệp, tận tâm của toàn thể đội ngũ luật sư, Hãng luật Lê Hồng Hiển & cộng sự cam kết sẽ làm hài lòng mọi khách hàng, hỗ trợ khách hàng giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và có lợi nhất.

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn với người nước ngoài

Facebook Comments
Luật ly hôn ở Úc có gì đặc biệt?
5 (100%) 7 votes