Dịch vụ tư vấn ly hôn

Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt

Trong khi giải quyết các vụ việc ly hôn, việc một trong hai bên vắng mặt khiến quá trình ly hôn gặp nhiều khó khăn. Ly hôn vắng mặt có giải quyết được không? Làm thế nào để ly hôn khi một bên vắng mặt? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

1. Quy định của pháp luật về sự vắng mặt tại phiên tòa

Trong một vụ án ly hôn đơn phương, người nộp đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn và được Tòa án thụ lý giải quyết sẽ được gọi là “nguyên đơn”, còn người chồng/vợ đang bị yêu cầu ly hôn được gọi là “bị đơn”.

1.1. Nguyên đơn vắng mặt

Ly hôn nguyên đơn vắng mặt giải quyết như thế nào?

Khoản 1 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a. Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật…”

Cần lưu ý, ly hôn là vụ án không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng nên bạn phải trực tiếp tham gia. Nếu bạn đang là nguyên đơn và vì một lý do nào đó mà bạn không thể có mặt tại phiên tòa xét xử đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần 2 thì phải có đơn xin xét xử vắng mặt. Tòa án chỉ xem xét hoãn phiên tòa nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Nếu vắng mặt mà không có đơn xin xét xử vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện. Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện

Vợ chồng ly hôn

1.2.  Bị đơn vắng mặt

Đối với bị đơn, nếu vắng mặt tại phiên tòa lần thứ 1 thì Tòa án phải hoãn phiên tòa. Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên tòa lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. Trừ trường hợp vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa.

Nếu trong cùng một vụ án mà bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt lần 2 và không có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tóa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố và tiến hành xét xử vụ án để giải quyết yêu cầu của nguyên đơn.  

Vấn đề này được quy định tại điểm b, c Khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

2. Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

3. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

…….

1. Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

2. Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật”

2. Các trường hợp ly hôn vắng mặt

Các trường hợp ly hôn vắng mặt

2.1. Ly hôn với người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam

Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Tòa án theo cấp tại Khoản 3 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.”

Như vậy, những vụ việc ly hôn với người nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố giải quyết.

Trường hợp người nước ngoài đang cư trú và làm việc ở Việt Nam tại thời điểm Tòa án nhận thụ lý vụ việc thì Tòa có thẩm quyền giải quyết là cấp quận/Huyện.

2.2. Ly hôn với người vắng mặt tại nơi cư trú

Tại Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006 quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

Theo Điều 39  Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”

Như vậy, nơi cư trú là nơi chồng hoặc vợ thường trú hoặc tạm trú. Trường hợp  không xác định được nơi cư trú của chồng, vợ thì bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi chồng, vợ bạn đang sinh sống và có xác nhận của Công an của công an xã/phường/ thị trấn.

Tại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 quy định:

“Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung”.

Cũng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự, nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng để giải quyết.

Như vậy, khi vợ, hoặc chồng vắng mặt tại nơi cư trú, việc ly hôn vẫn được giải quyết theo thủ tục chung.

3. Thủ tục ly hôn với người cố tình vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải tiến hành hòa giải giữa các đương sự. Nếu Tòa án đã triệu tập hợp lệ để tham gia hòa giải đến lần thứ 2 mà chồng/ vợ vẫn cố tình vắng mặt thì được xác định thuộc trường hợp không tiến hành hòa giải được (căn cứ khoản 1 Điều 207 BLTTDS). Tòa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải và quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.

Việc vắng mặt của chồng/ vợ là nguyên đơn hay bị đơn trong vụ án tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự đã được trình bày cụ thể ở phần 1 nêu trên.

Như vậy, trong trường hợp vợ hoặc chồng vắng mặt và không tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn tiến hành các trình tự, thủ tục giải quyết vụ án đơn phương ly hôn  mà không phụ thuộc vào việc có hay không có sự có mặt của bị đơn.

4. Ly hôn vắng mặt mất bao nhiêu thời gian

Về nguyên tắc, thủ tục ly hôn với người cố tình vắng mặt dù đã được Tòa án triệu tập hợp lệ giống với thủ tục tố tụng chung theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Theo Khoản 1, Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

“ Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.”

Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá một tháng nên sau khi đã có quyết định hoãn phiên tòa thì trong vòng 1 tháng sau Tòa phải triệu tập lần thứ hai để đưa vụ án ra xét xử.

Như vậy, tùy từng vụ việc cụ thể mà có thời gian khác nhau nhưng những vụ án ly hôn vắng mặt thường có thời gian kéo dài hơn do nhiều nguyên nhân và trở ngại khách quan, chẳng hạn như: nguyên đơn phải mất khá nhiều thời gian để xin được xác nhận nơi cư trú/ nơi làm việc của bị đơn; bị đơn cố tình giấu địa chỉ; nguyên đơn phải chứng minh được việc đã thực hiện các biện pháp cần thiết để thu thập và xác định nơi ở hiện tại của nguyên đơn nhưng không có kết quả, để từ đó có căn cứ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn,…..

5. Vai trò của luật sư:

Từ những chia sẻ trên, bạn có thể thấy rằng, những trường hợp ly hôn vắng mặt không hề đơn giản. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tài liệu, chứng cứ…trong quá trình ly hôn. Nếu không phải là người có hiểu biết mọi quy trình pháp luật cũng như có kinh nghiệm thì khó mà giải quyết mọi chuyện nhanh chóng.

Vì vậy, lời khuyên cho bạn là nên mời luật sư tham gia giải quyết vụ việc ly hôn nói chung, đặc biệt là ly hôn khi một bên vắng mặt. Những lợi ích mà bạn nhận được khi có sự trợ giúp của luật sư ly hôn là:

>> Xem thêm: Ly hôn đơn phương nhanh nhất

Trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự là hãng luật có nhiều năm kinh nghiệm. Trải qua nhiều năm giải quyết các vụ việc ly hôn, các trường hợp ly hôn vắng mặt, đội ngũ luật sư tư vấn ly hôn và chuyên viên của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự đã có nhiều kinh nghiệm quý giá. Những kinh nghiệm và sự thấu hiểu những vấn đề tế nhị khi ly hôn chính là yếu tố giúp Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự là lựa chọn hàng đầu khi bạn muốn giải quyết các vấn đề về ly hôn.

Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự

Địa chỉ: Số 03 đường Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 1900 599992

Zalo: 091 789 4567

Email: luatsulehonghien@gmail.com

Facebook Comments
Thủ tục ly hôn đơn phương vắng mặt
4 (80%) 3 votes