Phát hiện con không phải của mình, tôi có nên ly hôn?
- 05/11/2018
- 2342
Câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi là P.V.N, 33 tuổi. Vợ chồng tôi kết hôn được 5 năm và có một con trai 3 tuổi. Tuy nhiên, cháu càng lớn càng có nhiều điểm không giống cả tôi và vợ khiến nhiều người xì xào, bàn tán. Muốn dập tắt mọi hoài nghi nên tôi đã âm thầm mang mẫu tóc của con đi xét nghiệm ADN. Kết quả khiến tôi choáng váng vì con và tôi không có quan hệ huyết thống. Hóa ra cậu con trai kháu khỉnh luôn quấn quýt bên vợ chồng tôi suốt ba năm qua chỉ là sự lừa dối. Tôi quá sốc và đau lòng nên không biết phải đối mặt với mọi chuyện ra sao. Mong được luật sư tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn !
Luật sư trả lời:
Chào bạn N. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
1. Bình tĩnh suy xét để nghĩ ra cách giải quyết
Việc đầu tiên bạn cần làm khi đối mặt với tình huống này là phải giữ được sự bình tĩnh. Chúng tôi biết bạn đã có một cú sốc lớn dễ dàng đánh mất sự kiểm soát. Tuy nhiên, sự việc cũng đã xảy ra, bạn cũng đã nắm rõ được tình hình nên mọi việc sau này hãy từng bước giải quyết, sự nóng vội và mất bình tĩnh có thể khiến bạn hành động sai lầm mà hối hận cả đời.
Dựa vào thời gian kết hôn và tuổi của cháu bé thì rõ ràng vợ bạn đã lừa dối bạn trong thời kỳ hôn nhân. Hành vi lừa dối và phản bội dù với lý do gì cũng là hành động sai trái mà không thể chấp nhận được trong mối quan hệ vợ chồng. Việc bạn cảm thấy bị sốc và tức giận là điều dễ hiểu. Hơn nữa, việc vợ bạn lừa dối về cha của đứa bé, khiến bạn lầm tưởng đó con con ruột của mình suốt bao năm qua thật sự là hành vi khó bao biện.
Tuy nhiên, nếu bạn không giữ được bình tĩnh mà có hành động không đúng đắn sẽ khiến bạn gặp bất lợi sau này. Vợ bạn sai trái song con trẻ còn nhỏ, không có tội, không đáng phải gánh chịu sự bất kỳ sự đay nghiến, hành hạ nào, bởi đó hoàn toàn là lỗi của người lớn.
Sau khi lấy lại được bình tình, bạn cần có một cuộc nói chuyện thẳng thắn với vợ để tìm ra nguyên nhân khiến cô ấy lừa dối bạn. Bạn hãy để cho vợ mình có cơ hội trải lòng về mọi chuyện từ đó tìm ra phương án giải quyết mọi việc đúng đắn nhất.
2. Cố gắng tha thứ thật lòng, giữ gìn gia đình êm ấm
Có rất nhiều người rơi vào trường hợp của bạn, không phải đang nuôi con của mình nhưng họ đã quyết định tha thứ và bỏ qua mọi chuyện. Khi vợ bạn vốn là người phụ nữ chưa từng mắc một lỗi lầm nào, luôn quan tâm, chăm lo với gia đình, hiếu thuận với bố mẹ bạn thì việc cô ấy có con với người khác trong thời gian hôn nhân có thể chỉ là một sai lầm nhất thời của cô ấy.
3 năm qua chắc hẳn giữa bạn và cháu bé đã đã hình thành sợi dây tình cảm gắn kết. Nếu như bạn cảm thấy việc cháu không phải là con của mình không khiến bạn mất đi tình cảm thiêng liêng ấy, bạn có thể lựa chọn tha thứ và tiếp tục làm bố của đứa bé.
Khi quyết định tha thứ, bạn nên giới hạn những người biết chuyện chỉ là vợ chồng mình. Những người khác không cần thiết phải biết vì sẽ gây ra những tổn thương cho vợ và con trai bạn. Hãy tiếp tục chung sống như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Các cụ vẫn thường nói: “Cá vào ao ta là của ta”. Khi bạn bỏ qua mọi chuyện, vợ bạn sẽ cảm thấy biết ơn và cảm động từ đó hạnh phúc gia đình sẽ luôn được vun đắp và giữ gìn. Dẫu sao, các bạn vẫn còn trẻ và mới chỉ kết kết hôn được 5 năm.
Nếu bạn lựa chọn cùng vợ đi tiếp sau cơn sóng gió này thì chúng tôi tin nghĩa tình giữa vợ chồng bạn càng thêm sâu đậm, và có thể các bạn cũng sẽ sớm có với nhau những người con chung. Rồi thời gian sẽ cuốn câu chuyện này trôi vào quá khứ.
Bạn phải tự suy xét để nhận thức được những lỗi lầm mà vợ bạn mắc phải có đáng để bạn phá bỏ đi tất cả những gì bạn đang có hay không. Tha thứ trong hoàn cảnh này là điều khó khăn hiếm người làm được, thế nhưng có một câu nói rất hay, đó là “ngày hôm nay tôi làm những điều không ai làm, để ngày mai tôi có những điều không ai có”.
Nếu ngày hôm nay bạn quyết định tha thứ, thì gia đình yên ấm đó, đứa con hết lòng yêu thương bạn sẽ vẫn là của bạn. Công sinh không bằng công dưỡng. Mọi dị nghị, bàn tàn sẽ nhanh chóng biến mất nếu chính bạn không để tâm, không để nó làm ảnh hưởng và phá hỏng cuộc sống của bạn.
3. Nếu không thể tha thứ, ly hôn chính là giải pháp
Khi bạn ở trong những trường hợp sau, ly hôn sẽ là một giải pháp tốt:
- Vợ bạn vẫn còn giữ quan hệ với cha ruột của đứa bé, cô ta vẫn cho con gặp anh ta thường xuyên: trường hợp này rõ ràng là một sự phản bội trơ trẽn của người vợ. Rõ ràng cô ta có thể ly hôn và tới với người tình nhưng đã không làm thế. Cô ta biến bạn thành một người “nuôi con tu hú”, một kẻ ngốc nghếch.
- Bạn không thể tha thứ cho hành động trên: mỗi người có những quan điểm sống khác nhau. Với bạn, dù bạn có thật lòng yêu thương cháu bé song sự phản bội là phản bội mà bạn không thể dung thứ. Khi đó, bạn hãy cân nhắc tới việc ly hôn vì việc tiếp tục chung sống trong hoàn cảnh này sẽ khiến mọi người đều tổn thương, đặc biệt là đứa trẻ.
4. Tư vấn về ly hôn trong trường hợp này
Khi mong muốn ly hôn để giải thoát cho vợ con cũng như cho chính mình, bạn có thể lựa chọn ly hôn thuận tình theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”
Nếu hai bạn không thể thỏa thuận được, bạn có thể lựa chọn ly hôn đơn phương theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:
“Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà bạn lựa chọn phương thức phù hợp. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn lựa chọn ly hôn thuận tình.
Khi ly hôn thuận tình, các bạn có thể thỏa thuận với nhau quyền nuôi con, chia tài sản, cấp dưỡng… Nếu bạn muốn cấp dưỡng cho vợ và đứa bé thì bạn có thể đưa thỏa thuận cấp dưỡng với những mức cụ thể và thời gian cụ thể. Trường hợp bạn không muốn cấp dưỡng vì đó không phải là con mình thì không cần đưa vào thỏa thuận cấp dưỡng.
Trong trường hợp của bạn, thuận tình ly hôn được coi như một động thái nhân từ tích cực mà bạn dành cho vợ mình khi cố gắng chấm dứt êm xuôi và không làm ầm ĩ mọi chuyện, giữ được bí mật cho vợ và đứa bé nếu như cô ấy muốn vậy.
Trên đây là sự tư vấn của chúng tôi trong trường hợp cụ thể của bạn. Trong trường hợp cần giải đáp hoặc cần sự trợ giúp pháp lý khi ly hôn, hãy liên hệ trực tiếp tới Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự thông qua địa chỉ: https://dichvulyhonhanoi.vn/ hoặc qua Hotline: 1900 599992 hoặc Zalo: 091 789 4567 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất.
Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự cam kết sẽ đưa ra cho bạn những giải pháp hiệu quả nhất, đảm bảo mọi quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
Không chỉ có kinh nghiệm giải quyết các vụ án tương tự trong thực tế, đội ngũ luật sư tư vấn ly hôn của Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự còn là những người nắm bắt tâm lý, thấu hiểu hoàn cảnh đặc biệt của bạn từ đó cho bạn những lời khuyên xác đáng nhất.