Ly hôn mất bao nhiêu tiền? Án phí tùy theo mức độ tranh chấp
- 21/09/2018
- 3347
Việc thu án phí hay lệ phí phản ánh đúng bản chất của vụ việc dân sự và chúng cũng có ý nghĩa rất lớn đối với giải quyết vụ việc dân sự. Án phí ly hôn là một trong những điều mà người tham gia vào vụ kiện ly hôn phải chú ý.
1. Án phí ly hôn thuận tình
Thuận tình ly hôn được quy định tại điều 55 Bộ luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Khoản 2 Điều 29 BLTTDS 2015 quy định những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án là “yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn”. Trong danh mục án phí, lệ phí tòa ban hành kèm theo Nghị quyết 326 thì lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, kinh doanh, lao động là 300.000 đồng.
Như vậy, án phí phải đóng cho thuận tình ly hôn là 300.000 đồng và mỗi bên đương sự chịu 50% án phí trong trường hợp không có yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản.
2. Án phí ly hôn đơn phương
Ly hôn đơn phương được quy định tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”
Khoản 2, Khoản 4 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm quy định:
“2. Trường hợp các đương sự không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung đó thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
4. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.”
Như vậy, nếu chỉ yêu cầu giải quyết ly hôn mà không yêu cầu phân chia tài sản thì án phí sơ thẩm là 300.000 sẽ do nguyên đơn chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn (danh mục mức án phí, lệ phí toà án, ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14).
Trường hợp các bên có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm thì còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia.
Để xem chi tiết về nộp án phí khi ly hôn đơn phương, bạn có thể xem tại: Ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền?
Và những thắc mắc về thời gian ly hôn đơn phương, bạn xem thêm tại: Ly hôn đơn phương mất thời gian bao lâu?
3. Tiền tạm ứng án phí ly hôn là bao nhiêu?
Điều 146 quy định về Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí như sau:
“1. Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
2. Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.”
Trong trường hợp vợ, chồng thuận tình ly hôn hai bên có thể thỏa thuận về việc tạm ứng lệ phí. Nếu không thỏa thuận được với nhau thì mỗi bên chịu 50% tạm ứng lệ phí. Mức tạm ứng án phí khi ly hôn hiện nay là 300.000đ
Trong trường hợp các đương sự không thể tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi đương sự phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.
Với vụ án có đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà họ phải chịu theo quy định pháp luật.
4. Án phí chia tài sản khi ly hôn
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:
Điều 9. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án theo quy định của Nghị quyết này.”
Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định như sau:
“1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.”
Khoản 2 điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 cũng quy định:
“2. Đối với tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất thì nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm được xác định như sau:
a) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch;
b) Trường hợp tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp vụ án có giá ngạch đối với phần giá trị mà mình được hưởng.”
Căn cứ theo quy định trên thì nếu vợ, chồng khi ly hôn và có yêu cầu chia tài sản thì phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án giải quyết.
Đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch thì mức án phí sẽ dựa vào giá trị của tài sản tranh chấp. Cụ thể như sau:
- Tài sản có giá trị từ 6.000.000 đồng trở xuống: Mức án phí là 300.000 đồng;
- Tài sản có giá trị từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Mức án phí bằng 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
- Tài sản có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Mức án phí là: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;
- Tài sản có giá trị từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Mức án phí là: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;
- Tài sản có giá trị từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là : 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;
- Tài sản có giá trị từ trên 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Ví dụ: Vợ chồng bạn ly hôn và có tranh chấp tài sản là ngôi nhà trị giá 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng). Mức tạm ứng án phí sẽ là 20.000.000 đồng + 4% x (500.000.000 đồng – 400.000.000 đồng) = 24.000.000 đồng.
5. Dịch vụ giải quyết ly hôn
Những quy định về án phí, tạm ứng án phí, lệ phí khi ly hôn là những điều mà bạn cần phải biết và tuân theo khi ly hôn tại Tòa án. Nếu không đóng án phí, lệ phí đầy đủ và nộp biên lai cho Tòa án đúng thời gian quy định thì vụ việc của bạn có thể không được giải quyết ly hôn.
Ngoài ra, những vụ việc ly hôn cũng có vô vàn các vấn đề phải quan tâm. Nhà nước vốn không khuyến khích và còn có những quy định để hạn chế ly hôn nên các vụ việc giải quyết ly hôn chưa bao giờ là dễ dàng.
Để có thể xử lý việc ly hôn một cách nhanh chóng, chính xác và có lợi nhất thì lời khuyên cho bạn là sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn.
Luật sư tư vấn ly hôn sẽ làm gì để giúp bạn?
- Khi thuê luật sư, luật sư sẽ giúp bạn nộp hồ sơ, án phí, lệ phí tại tòa án, bạn không phải mất công đi lại
- Luật sư sẽ hướng dẫn bạn phải làm như thế nào để có lợi nhất cho bạn khi ra trước tòa
- Việc thu thập chứng cứ về căn cứ ly hôn, chứng minh tài sản sẽ được giải quyết dễ dàng
- Luật sư sẽ đảm bảo bí mật đời tư cho bạn
- Giúp cho việc phân chia tài sản và quyền nuôi con có lợi cho bạn
Để có thể lựa chọn được một luật sư có khả năng giải quyết ly hôn không phải là điều dễ dàng.Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự tự hào là một hãng luật hàng đầu trong việc giải quyết các vụ ly hôn và tư vấn ly hôn. Đội ngũ luật sư và chuyên viên là những người có nhiều năm kinh nghiệm giải quyết các vụ việc trong lĩnh vực ly hôn nên sẽ có những bí quyết nghề nghiệp và chia sẻ từ những trải nghiệm thực tiễn được đúc kết để tư vấn sao cho có lợi nhất cho bạn. Khác với những Hãng luật và Công ty luật khác, Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự không chỉ tư vấn về pháp lý mà còn luôn sẵn sàng lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của bạn để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất trước ngưỡng cửa ly hôn – một điều không ai muốn xảy ra trong cuộc đời của minh.
Khi có nhu cầu tư vấn ly hôn hoặc mời luật sư giải quyết vụ việc ly hôn, bạn có thể tham khảo dịch vụ tư vấn ly hôn từ:
Hãng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự
- Địa chỉ: Số 03 đường Trung Yên 3, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 1900 599992
- Zalo: 091 789 4567
- Email: luatsulehonghien@gmail.com